Bắc Ninh: Chuyển biến tích cực trong xã hội hóa lĩnh vực TDTT

22/04/2020

Thời gian qua, lĩnh vực TDTT của tỉnh có sự bứt phá, khởi sắc cả về chất và lượng. Trong khi phong trào TDTT phát triển sâu rộng, bền vững thì thể thao thành tích cao cũng liên tiếp lập lên những kỳ tích mới trên đấu trường trong và ngoài nước. Thành quả ấy […]

Thời gian qua, lĩnh vực TDTT của tỉnh có sự bứt phá, khởi sắc cả về chất và lượng. Trong khi phong trào TDTT phát triển sâu rộng, bền vững thì thể thao thành tích cao cũng liên tiếp lập lên những kỳ tích mới trên đấu trường trong và ngoài nước.

Thành quả ấy có được chính là sự quan tâm, định hướng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, nguồn lực từ các cấp, ngành trong tỉnh. Cùng với đó là nỗ lực, ý chí đồng lòng gây dựng nền thể thao nhân dân của tập thể cán bộ, người lao động trong ngành TDTT. Đặc biệt là sự năng động, nhạy bén trong việc huy động nguồn lực xã hội nhằm chung tay, góp sức phục vụ sự nghiệp TDTT “Dân cường – nước thịnh”.

Voi nguyen tac tu nguyen, tu quan nen

Với nguyên tắc tự nguyện, tự quản nên mô hình hoạt động của Câu lạc bộ xe đạp Người Cao tuổi tỉnh thu hút được đông đảo hội viên tham gia.

Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”… thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu rèn luyện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thể chất của nhân dân. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế, tạo điều kiện và khuyến khích các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng các công trình TDTT, mang lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của ngành cũng như thụ hưởng của nhân dân.
Ông Nguyễn Đương Bắc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Cùng với nguồn ngân sách chi cho sự nghiệp TDTT, thời gian qua ngành TDTT còn huy động khá hiệu quả nguồn lực xã hội từ các tổ chức và cá nhân để tài trợ kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và công lao động cho các hoạt động TDTT. Trên lĩnh vực thể thao thành tích cao là phục vụ tổ chức các giải đấu, cũng như quá trình đưa, đón các VĐV tham gia các giải thể thao Quốc gia, Quốc tế; đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực đào tạo vận động viên… Việc huy động hiệu quả nguồn lực từ xã hội có thể coi là tín hiệu đáng mừng để ngành TDTT hội nhập và phát triển với nền thể thao trong và ngoài nước đồng thời đáp ứng được nhu cầu rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất và tinh thần ngày càng tăng của nhân dân”.
Khi cơ chế chính sách đầu tư, kinh doanh trên lĩnh vực TDTT được thông thoáng, không ít đơn vị, doanh nghiệp có điều kiện tích cực đầu tư xây dựng các công trình TDTT vừa phục vụ nhu cầu tập luyện của đơn vị vừa tổ chức khai thác kinh doanh hiệu quả… góp phần mang lại luồng sinh khí mới cho phong trào TDTT. Có thể kể đến các mô hình như Trung tâm thể dục thẩm mỹ, Trung tâm Thể dục thể hình, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành kết hợp dịch vụ thể dục thể thao… đều hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản nên thu hút được đông đảo người dân tham gia sinh hoạt. Điều này góp phần không nhỏ nâng tỉ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của tỉnh lên 35%, số gia đình thể thao đạt 26%.
Tại một số giải thể thao cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngoài nguồn ngân sách, ban tổ chức còn thu hút được nguồn tài trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Ví như nhiều giải đấu thường niên được tổ chức đều gắn với thương hiệu của các nhà tài trợ như: Giải chạy việt dã “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” – Cup Báo Bắc Ninh, giải bóng đá thiếu niên Cúp Báo Bắc Ninh, giải bóng chuyền nữ Quốc tế Cup LienViet Post Bank, hay Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng, giải bóng đá B-League Bắc Ninh tranh Cup “Gia đình Việt”, giải Cầu lông tranh cúp Truyền hình… Ngoài ra, một số giải thể thao quần chúng ở cơ sở còn được tổ chức từ nguồn vốn do nhân dân tự đóng góp. Điều này tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, cho thấy mọi người cùng chung sức, đồng lòng xây dựng phong trào TDTT, tạo sự phát triển bền vững từ cơ sở.
Ngoài việc đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, hàng nghìn cá nhân, tổ chức đã đóng góp, tài trợ kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và công lao động cho việc tổ chức các hoạt động TDTT trên địa bàn với giá trị ước hàng chục tỉ đồng. Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 30 bể bơi, 57 sân quần vợt, gần 50 sân bóng đá cỏ nhân tạo, hơn 2.040 câu lạc bộ TDTT cơ sở và nhiều điểm tập, phòng tập các môn thể thao do tư nhân, doanh nghiệp đầu tư để tổ chức và cung ứng dịch vụ TDTT.
Trên lĩnh vực thể thao thành tích cao, công tác xã hội hóa cũng được tỉnh quan tâm đẩy mạnh, như khuyến khích các cá nhân, tổ chức tự túc kinh phí tham gia các giải thể thao quốc gia, quốc tế ở các môn Võ cổ truyền, Vật, Cờ vua, Quần vợt, Golf, Pencak silat… nguồn kinh phí được tài trợ cho các giải thi đấu và cho hoạt động TDTT cũng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Có thể khẳng định, hoạt động xã hội hóa bước đầu có đóng góp quan trọng trong việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình TDTT, giải quyết được một phần những khó khăn về ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển sâu rộng phong trào TDTT, từng bước nâng cao thứ hạng, vị thế của thể thao thành tích cao trên đấu trường trong và ngoài nước.

Theo Đức Qúy/Báo Bắc Ninh

Gửi phản hồi cho cỏ nhân tạo Nguyễn Gia

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ! Thông tin của bạn đã được hệ thống ghi nhận. Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất để xác nhận thông tin và tư vấn dịch vụ.
Nhận báo giá
Tư vấn
Hãy gửi câu hỏi của bạn để nhân viên tư vấn giải đáp nhé!
gửi câu hỏi